Cẩm nang cuộc sống

Làng sen Đồng Tháp - độc đáo những sản phâm từ sen

Làng sen Đồng Tháp - độc đáo những sản phâm từ sen

 Quý khách hàng thân mến! 
Sản phẩm Trà gạo lứt lá sen với thành phần Lá sen được lấy từ vùng đất sen hồng Đồng Tháp. Đây là nơi trồng sen nồi tếng miền Tây Nam Bộ. Từ đó, có rất nhiều đặc sản, sản phẩm làm từ sen ra đời và ngày càng được ưa chuộng. 
Mời quý khách hàng tham kháo 1 số bài viết thú vị. 
 
Đồng Tháp phát triển ngành hàng sen đến năm 2025
Đến năm 2025 tỉnh Đồng Tháp hướng đến mục tiêu phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung với diện tích khoảng 1.400 ha, sản lượng ước đạt 1.148 tấn... 

Đến năm 2025 tỉnh Đồng Tháp hướng đến mục tiêu phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung với diện tích khoảng 1.400 ha, sản lượng ước đạt 1.148 tấn; có thêm 60 sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh; trong đó, có ít nhất 1 sản phẩm chiết xuất từ sen; nâng chất các sản phẩm từ sen hiện có để tham gia chương trình OCOP; xây dựng các sản phẩm từ sen phục vụ phát triển du lịch và Lễ hội Sen.

Ông Huỳnh Minh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh đã ra kế hoạch phát triển ngành hàng sen đến năm 2025, theo đó ngành hàng sen của tỉnh hướng theo mục tiêu “giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng sản phẩm chế biến”; phát triển sản phẩm theo hướng chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao, theo nhu cầu thị trường, an toàn thực phẩm và bền vững; tăng cường liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ, tạo vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra sản phẩm đủ số lượng, chất lượng và với giá cạnh tranh; nâng cao các giá trị văn hóa, du lịch từ sen.
Qua đó, phát triển ngành hàng sen được ứng dụng giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất đối với các giống sen chuyên biệt, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như hoa trang trí, lấy hạt, lấy ngó, lấy lá, sản phẩm cao cấp, chiết suất từ sen; tập trung nghiên cứu, đẩy nhanh dự án thí điểm 100 ha vùng trồng tại huyện Tháp Mười để đưa ra được giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất.

Mô hình canh tác sen an toàn, chuyển đổi sang hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm; các mô hình được cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ được tập trung thực hiện từ nay đến năm 2025.

Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác và đầu ra cho người nông dân, phòng ngừa các bệnh phổ biến trên cây sen (bệnh thối ngó, chạy dây ở cây sen), phát triển cây sen theo hướng sản xuất sạch, an toàn.
Ngoài trồng sen lấy gương, lấy ngó, lấy lá. Cây sen Đồng Tháp vừa qua có hàng trăm sản phẩm được công nhận OCOP từ sen, các sản phẩm làm ra từ bột sen, bột sữa sen, sữa sen, vải dệt từ tơ sen, quà lưu niệm từ sen…

Điển hình với các sản phẩm làm thức ăn, nước uống, nổi bật có dược sĩ Ngô Khánh Huy, Giám đốc Công ty TNHH Khánh Thu ở thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười với sản phẩm trà lá sen mang tên Hà Diệp Liên. Anh Huy còn nghiên cứu, chế biến nhiều sản phẩm khác từ sen như: trà hoa sen, nhang sen, rượu sen, thực phẩm chức năng từ sen....
Để đạt nhiều sản phẩm OCOP từ sen, vừa qua ở huyện Tháp Mười ngày càng đa dạng. Việc sản xuất sen ở Tháp Mười hiện nay không chỉ dừng lại ở bán sen tươi, mà chuyển dần sang sơ chế, chế biến để nâng cao giá trị của cây sen, có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP như: trà hoa sen, trà tim sen, trà lá sen, hạt sen tươi, hạt sen sấy.

Từ đó nâng cao giá trị của cây sen, từ năm 2019 đến nay huyện Tháp Mười có 13 sản phẩm từ sen đạt hạng OCOP từ 3 đến 4 sao.
Nổi bật vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công bố Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản quà tặng của Việt Nam năm 2021 -2022; trong đó, có rượu Hồng Sen Tửu của huyện Tháp Mười được lọt vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.

Rượu Hồng Sen Tửu mang đậm hương vị sen thì phải qua thời gian ngâm ủ từ 6 đến 16 tháng, thành phần chính của rượu là nếp, men, củ sen, hạt sen và tim sen. Ngoài ra, với mẫu mã sang trọng, đa dạng, hồng sen tửu Tháp Mười thật sự là đặc sản làm quà rất ý nghĩa để tặng cho người thân, bạn bè.
Tỉnh Đồng Tháp chú trọng thực hiện tốt công tác thông tin, phát triển nhận thức xã hội về thị trường tiêu thụ, sản phẩm OCOP từ sen, từ đó khuyến khích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương.

Phát triển và mở rộng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,thực hiện chương trình OCOP như: cải tiến kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến sen gắn phát triển du lịch làng nghề; phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP gắn dịch vụ truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn.

Phát triển, đa dạng các sản phẩm nhằm gia tăng giá trị cây sen thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ, thuốc, mỹ phẩm. 

(TTXVN) 

Tìm giải pháp cho cây sen Tháp Mười

 
Sen là 1 trong 5 ngành hàng tái cơ cấu của huyện Tháp Mười và được cấp nhãn hiệu chứng nhận sen Tháp Mười từ năm 2016, tuy nhiên đến nay, Tháp Mười vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, giá trị của nhãn hiệu sen Tháp Mười. Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân, những năm gần đây, diện tích sen Tháp Mười giảm mạnh, vì vậy huyện đang  thực hiện nhiều giải pháp để tăng lại diện tích trồng sen. 

Theo thống kê của ngành chuyên môn, năm 2020, diện tích sen trong huyện Tháp Mười gần 700ha, giảm hơn phân nửa so với các năm trước, nguyên nhân do giá sen không ổn định và tình trạng sen bị bệnh thối ngó nên nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác. Trước tình trạng trên, Tháp Mười đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các sở, ngành tỉnh thực hiện Đề tài khoa học phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp, nông thôn – sản phẩm sen giúp huyện có góc nhìn đa dạng hơn về phát triển sản phẩm cũng như du lịch từ sen, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp. Ông Nguyễn Ngọc Thương – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, điều kiện và tiềm năng để phát triển cây sen ở Tháp Mười là rất lớn, vì hình ảnh cây sen đã gắn với Tháp Mười và Tháp Mười cũng đã xây dựng được khu du lịch cộng đồng đồng sen với cánh đồng sen bạt ngàn tiếp giáp với Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Gò Tháp đã được du khách trong và ngoài nước biết đến. Vì vậy, Tháp Mười phải có kế hoạch phát triển cây sen toàn diện và lâu dài, về vấn đề này phải có sự liên kết, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu có quy mô lớn hơn và cần đầu tư một số hạng mục công trình, trong đó có Gò Tháp, vấn đề đầu tư phát triển sản phẩm OCOP, môi trường, vấn đề giống, lưu vụ, giải quyết mần đất bị thoái hóa, đặc biệt là giống sen.

Để giải quyết khó khăn về đầu ra cho cây sen, Tháp Mười đã quy hoạch vùng trồng sen, diện tích 300ha với nhiều phân khu như: phục vụ du lịch, cung cấp nguồn nguyên liệu sen, xây dựng làng nghề rút sợi tơ sen... Huyện đã kêu gọi doanh nghiệp và khuyến khích các cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ sen, hiện tại, Tháp Mười có 2 công ty và nhiều cơ sở sản xuất, nghiên cứu sản xuất đa dạng các sản phẩm, từ làm dược liệu, thực phẩm đến các loại mỹ phẩm từ sen... Trong Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm, Tháp Mười đã có 6  sản phẩm từ sen được đánh từ 3 – 4 sao, vì vậy nhu cầu sen nguyên liệu của các đơn vị này tương đối ổn định. Đầu ra cho cây sen đã có, nhưng diện tích sen vẫn không tăng do chưa có biện pháp phòng trị bệnh chạy dây và thối ngó hiệu quả. Ông Nguyễn Duy Bằng ở ấp 1, xã Tân Kiều, gắn bó với nghề trồng sen gần chục năm cho biết, ông và những hộ lân cận trồng sen gần 10 năm, nhưng hơn 3 năm nay do sen bị bệnh, nhiều hộ thua lỗ nên đã chuyển sang trồng lúa, là người có nhiều tâm huyết với cây sen, ông đã cố gắng duy trì trồng xen canh và nuôi cá nhưng vẫn không duy trì được diện tích.

Ông Bùi Văn Sơn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tháp Mười cho biết, ngành đã phối hợp với một số đơn vị, trường đại học nghiên cứu cách phòng trị bệnh nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu. Hiện tại, ngành đang thực hiện mô hình trồng để rút kinh nghiệm và từng bước xây dựng quy trình trồng phù hợp, hiệu quả. Ngoài ra, địa phương đang vận động các hộ trồng sen và các điểm du lịch thành lập Hội quán để có ngôi nhà chung cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng, kinh nghiệm làm du lịch. Trước mắt, ngành cũng khuyến cáo các hộ trồng sen một số giải pháp như: trồng theo hướng luân canh, chọn giống tốt và sạch, cải tạo đất, quản lý nước, thường xuyên thăm đồng để có hướng điều trị kịp thời. 

(Báo Đồng Tháp) 

 

Đồng Tháp: Trồng sen cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha

Sen là một trong những ngành hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Hiện diện tích trồng sen của tỉnh khoảng 258 ha, sản lượng đạt 286 tấn. Giá thành sản xuất bình quân khoảng 7.378 đồng/kg, trừ các chi phí vẫn cho lãi hơn 116 triệu đồng/ha. 

Cây sen được trồng nhiều nhất là ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông, Thanh Bình. Cây sen phát triển là do bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen, hoặc mô hình trồng sen trong vùng đất trũng. Phần lớn người dân ở Đồng Tháp trồng sen lấy gương với giống sen Đài Loan.

Ông Nguyễn Anh Tuấn ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình cho biết, những năm qua, ông không sản xuất lúa Thu Đông kém hiệu quả mà thay thế bằng việc trồng sen. Nếu làm lúa Thu Đông, mỗi ha lãi chưa được 10 triệu đồng, thậm chí lỗ khi vào mùa mưa, lúa ngã, giảm năng suất và hiện nay giá phân bón tăng cao.

Với gần 1 ha sen trồng lấy gương, sau 2,5 tháng sen cho thu hoạch. Ông Tuấn ước tính thu hoạch kéo dài 2,5 tháng, bình quân mỗi ha trồng sen lấy gương cho năng suất hơn 8 tấn/ha, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng. 

Dong Thap: Trong sen cho loi nhuan tren 100 trieu dong/ha hinh anh 1

Một vài mô hình canh tác sen đã được người dân thực hiện trong những năm qua như: sen lúa (một vụ sen - một vụ lúa luân phiên), sen cá (trồng sen quanh năm kết hợp nuôi cá tự nhiên) và sen chuyên canh (trồng sen quanh năm)… Hầu hết các mô hình trên cây sen hiện nay đều kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch trải nghiệm như bơi xuồng ngắm hoa, câu cá, ẩm thực… nhằm tăng thêm thu nhập; các hoạt động du lịch kết hợp này giúp tăng thêm lợp nhuận khoảng 50 triệu đồng/ha/năm.

Điển hình là huyện Tháp Mười, địa phương này không chỉ trồng sen lấy gương, lấy lá, lấy ngó mà còn làm du lịch. Cụ thể là Khu du lịch Đồng sen Tháp Mười. Nơi đây, ngoài cánh đồng sen rộng lớn hơn 40 ha cho hoa quanh năm đáp ứng nhu cầu của du khách đến địa phương tham quan, ngắm cảnh; các hộ dân nơi đây còn liên kết làm du lịch cộng đồng với nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ sen.

Các sản phẩm từ sen ở huyện Tháp Mười ngày càng đa dạng. Việc sản xuất sen hiện nay không chỉ dừng lại ở bán sen tươi, mà chuyển dần sang sơ chế, chế biến để nâng cao giá trị của cây sen với nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP như : trà hoa sen, trà tim sen, trà lá sen, hạt sen tươi, hạt sen sấy. Từ đó, nâng cao giá trị của cây sen. Từ năm 2019 đến nay, huyện có 13 sản phẩm từ sen đạt hạng OCOP từ 3 đến 4 sao.

Ngoài trồng sen lấy gương, ngó và lá, Đồng Tháp còn có 220 sản phẩm được công nhận OCOP từ sen như bột sen, bột sữa sen, vải dệt từ tơ sen, quà lưu niệm…Điển hình với các sản phẩm làm thức ăn, nước uống, nổi bật có Dược sĩ Ngô Khánh Huy - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Thu ở thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười khởi nghiệp thành công với sản phẩm trà lá sen mang tên Hà Diệp Liên. Bên cạnh sản phẩm trà lá sen đặc trưng, ông Huy còn nghiên cứu, chế biến nhiều sản phẩm khác từ sen như trà hoa sen, nhang sen, rượu sen, thực phẩm chức năng từ sen... hàng năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung đến năm 2025 với diện tích 1.350 ha, sản lượng ước 1.148 tấn, năng suất trung bình khoảng 8,5 tấn/ha. Vùng trồng sen Đồng Tháp đạt hiệu quả, chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bền vững, nâng cao chuỗi giá trị cây sen trở thành đặc sản nổi tiếng ở vùng đất sen Hồng.  

(Báo Ảnh - Dân tộc và miền núi)  

-------------------------------------------------------------

Tại Đặc sản Việt, chúng tôi có "TRÀ GẠO LỨT LÁ SEN ĐỒNG THÁP" để phục vụ quý khách!  

 

Không có mô tả ảnh.

 

☕ TRÀ LÁ SEN GẠO LỨT, một thức uống nâng cao sức khỏe từ thiên nhiên. Trà đặc biệt dành cho phụ nữ, người tập gym, yoga, chạy bộ... người áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, người ăn kiêng, người ăn chay, người lớn tuổi. 

 

Sự kết hợp của các thành phần: Gạo lứt, lá sen, hoa lài, thảo quyết minh, đậu xanh, đậu đen, đem lại nhiều lợi ích:
@ Tốt cho huyết áp
@ Góp phần thanh lọc cơ thể
@ Giải tỏa căng thẳng, stress
@ Giúp đẹp da, đẹp dáng, cân nặng.
@ Hỗ trợ kiểm soát đường trong máu
@ Làm chậm lão hóa, giúp cơ thể luôn tươi trẻ.
@ Đặc biệt, các hoạt chất trong trà lá sen gạo lứt:
- Giúp tái tạo, điều hòa giấc ngủ tự nhiên
- Giảm thời gian đi vào giấc ngủ, kéo dài thời gian ngủ
- Ổn định giấc ngủ sâu và ngon giấc, không mộng mị
"trà gạo lứt lá sen"
"công dụng của trà gạo lứt lá sen"
"trà gạo lứt đậu đen lá sen"
"cách làm trà gạo lứt đậu đen lá sen"
"trà gạo lứt lá sen ăn có tác dụng gì"
"trà gạo lứt tâm sen"
"trà gạo lứt lá sen bao nhiêu calo"
"trà gạo lứt lá sen bảo quản được bao lâu"
"trà gạo lứt lá sen bán ở đâu"
"trà gạo lứt lá sen giá bao nhiêu"
"trà gạo lứt lá sen khô có tác dụng gì"
"trà gạo lứt lá sen khô giảm cân"
"trà gạo lứt lá sen mua ở đâu"
"trà gạo lứt lá sen mật ong"
"Trà Gạo Lứt Tự Nhiên Từ Lá Sen Đỗ Đen Hoa Nhài Thanh Lọc Cơ Thể Đẹp Dáng Đẹp Da"  
 
Quý khách hàng có thể đặt mua trên website chúng tôi (click vào sản phẩm Trà gạo lứt lá sen) hoặc qua điện thoại, đến cửa hàng nhé: 
 
ĐẶC SẢN VIỆT – Tinh tế phong vị Việt
Địa chỉ: 360/1 Bến Vân Đồn, P.1, Q.4, Tp.HCM
☎ Hotline: 0909.190.875 – 08.1575.1875 zalo, viber luôn.
✅ F: dacsanviet98

 

 

  
Viết bình luận của bạn:

Bình luận

popup

Số lượng:

Tổng tiền: